Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? Bệnh giang mai sẽ không lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên, nếu thức ăn tiếp xúc với nước bọt của người có vết loét do giang mai (săng giang mai) gây ra ở miệng thì hoàn toàn có khả năng lây bệnh.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Chăm Sóc Sức Khoẻ Cộng Đồng nhé!

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh giang mai sẽ không lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên, nếu thức ăn tiếp xúc với nước bọt của người có vết loét do giang mai (săng giang mai) gây ra ở miệng thì hoàn toàn có khả năng lây bệnh.

Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn Treponema pallidum không thể sống lâu ngoài cơ thể và không thể tồn tại trong môi trường ngoại vi như thực phẩm, nước uống hay đồ dùng hàng ngày.

Tuy nhiên, để tránh bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, việc sử dụng bảo vệ khi có quan hệ tình dục là rất quan trọng.

Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn bao lâu lành?

Dùng bao cao su có bị giang mai không?

Khi quan hệ dùng bao cao su có thể giảm thiểu khả năng lây nhiễm vi khuẩn. Nhưng với điều kiện phải sử dụng bao cao su đúng cách và che phủ hoàn toàn vết loét.

Ngoài ra, bao cao su nữ được đánh giá độ che phủ tốt hơn và nâng cao khả năng tránh lây nhiễm.

Hôn nhau có lây giang mai không?

Bệnh giang mai thường không lây truyền qua nụ hôn. Tuy nhiên, khi bệnh giang mai gây lở loét trong miệng thì vẫn có thể truyền vi khuẩn cho người khác.

Hôn sâu, bao gồm chạm lưỡi vào nhau, cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do tăng khả năng tiếp xúc với vi khuẩn.

Giang mai có lây qua nước bọt không?

Giang mai có thể lây qua nước bọt nếu có các vết lở loét ở miệng do giang mai gây ra.

Giang mai có lây qua nước bọt không?
Giang mai có lây qua nước bọt không?

Việc lây truyền này thông qua hoạt động như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng chung bàn chải đánh răng,…

Giang mai có lây qua đường miệng không?

Giang mai có thể lây qua đường miệng nếu tiếp xúc với nước bọt của người có vết loét do giang mai gây ra ở miệng thì hoàn toàn có khả năng lây bệnh.

Thủ dâm có bị giang mai không?

Thủ dâm có thể gây giang mai nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra. Khả năng mắc bệnh chỉ xuất hiện trong các trường hợp sau:

  • Khi sử dụng chung dụng cụ tình dục có chứa vi khuẩn giang mai.
  • Khi thực hiện thủ dâm cho nhau mà một trong hai người mắc bệnh.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Loại vi khuẩn này gây nhiễm trùng khi xâm nhập vào vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc, thường là ở bộ phận sinh dục.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai thường lây truyền qua quan hệ tình dục, mặc dù nó cũng có thể lây truyền theo những cách khác. Dưới đây là các con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh giang mai.

Lây truyền qua đường tình dục

Bệnh giang mai lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai, được gọi là săng.

Săng có thể xuất hiện ở trong, trên hoặc xung quanh dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng và môi hoặc miệng.

Bệnh giang mai có thể lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Lây truyền qua đường tình dục chiếm hầu hết các trường hợp giang mai mắc mới. Xác suất lây truyền bệnh giang mai trong quan hệ tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất quan hệ tình dục, đường quan hệ tình dục, giai đoạn giang mai ở người mắc bệnh, tính nhạy cảm của bạn tình và việc sử dụng bao cao su có đúng cách không,… Tuy nhiên, xác suất mắc bệnh là rất cao.

Xem ngay: Trĩ hỗn hợp tắc mạch có nguy hiểm không?

Lây truyền qua đường từ mẹ sang con

Phụ nữ đang mang thai mắc bệnh giang mai cũng có thể truyền bệnh cho trẻ đang còn trong bụng mẹ. Các xoắn khuẩn giang mai có trong người mẹ sẽ thâm nhập vào máu thai nhi qua nhau thai. Điều này khiến thai nhi bị nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn trẻ sinh ra từ người mắc bệnh giang mai không được điều trị, sẽ có các biến chứng đáng kể về thể chất hoặc tinh thần; hoặc có thể chết trong bụng mẹ (thai chết lưu) hoặc ngay sau khi sinh.

Lây thông qua tiếp xúc với dụng cụ chứa vi khuẩn

Bệnh có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm dịch tiết, máu, mủ của người bị bệnh.

Lây qua đường máu và ghép nội tạng

Giang mai cũng có thể lây nhiễm thông qua việc truyền máu chứa vi khuẩn giang mai hoặc khi cấy ghép nội tạng người bệnh. Việc lây nhiễm cũng xảy ra khi sử dụng kim tiêm đã được sử dụng bởi người bị nhiễm bệnh.

Lây qua đường máu và ghép nội tạng
Lây qua đường máu và ghép nội tạng

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai

Các đối tượng sau dễ mắc bệnh giang mai như:

  • Người có nhiều đối tượng quan hệ tình dục.
  • Người không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Người quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Nghề nghiệp tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết cơ thể.

Dấu hiệu bệnh giang mai

Các triệu chứng của bệnh giang mai bao gồm:

  • Vết loét nhỏ trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh mông (hậu môn) – những vết loét này thường không đau.
  • Vết loét ở các khu vực khác như trong miệng, trên môi, tay hoặc mông.
  • Mụn thịt màu trắng hoặc xám trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn.
  • Phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân đôi khi có thể lan ra khắp cơ thể và thường không ngứa.
  • Mảng trắng trong miệng.
  • Các triệu chứng giống như cúm, sốt, đau đầu và mệt mỏi.
  • Rụng tóc, râu, lông mày, tóc thưa.
  • Có thể mất 3 tuần hoặc hơn để các triệu chứng của bệnh giang mai xuất hiện sau khi bị nhiễm bệnh.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Chăm Sóc Sức Khoẻ Cộng Đồng thì bạn đã biết được Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *