Kỷ tử kỵ gì? Kỳ tử kỵ với những thứ sau:

  • Kỷ tử kỵ với long nhãn nhục. 
  • Kỳ tử kỵ táo tàu. 
  • Kỳ tử kỵ hồng sâm. 
  • Kỳ tử kỵ rượu gạo. 
  • Kỳ tử kỵ trà xanh. 

Tuy nhiên, để rõ hơn Kỷ tử kỵ gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Kỷ tử là gì?

Củ khởi hay còn gọi là củ khỉ, cẩu kỷ, kỷ tử là tên gọi chung của ít nhất 2 trong số khoảng 90 loài thực vật của chi Lycium là Lycium chinense (cẩu kỷ) và Lycium barbarum (cẩu kỷ Ninh Hạ). 

Kỷ tử là gì?
Kỷ tử là gì?

Chúng là hai loài thực vật có quan hệ gần trong họ Cà (Solanaceae). Bản địa cây củ khởi có lẽ là vùng đông nam châu Âu trải rộng sang tây nam châu Á nhưng các loài cây này ngày nay chủ yếu trồng ở Trung Quốc với 7 loài được ghi nhận trong Quần thực vật Trung Hoa.

Xem thêm: Đậu hà lan kỵ gì?

Lưu ý khi dùng kỷ tử

Bạn biết không, trái kỷ tử rất ngon nhưng nó lại dễ bị phun thuốc. Đó là vì cây kỷ tử rất dễ bị sâu, nhất là sâu lông. Có những đợt sâu ăn trụi cả lá.

Vì vậy, để đảm bảo năng suất thì ắt hẳn, những người trồng kỷ tử phải phun thuốc trừ sâu (ngoại trừ kỷ tử được trồng theo phương thức hữu cơ thì nó có thể sẽ an toàn hơn – vì người ta dùng chế phẩm sinh học hữu cơ để trừ sâu, không dùng hóa chất).

Ngoài ra, theo bác sĩ Hồ Nãi Văn (tại Đài Loan) thì có 3 điểm khác cần lưu ý, đó là:

Thứ nhất, nếu tất cả trái kỷ tử đều đồng màu và có màu đỏ tươi thì đừng mua.

Thứ hai, nếu nó có mùi vị hơi chua thì đừng mua.

Thứ ba, nếu cho vào nước, nước mau bị đổi màu thì cũng đừng mua.

Vì sao ư?

Vì người ta xông lưu huỳnh để bảo quản kỷ tử, nó sẽ có màu đỏ rất sáng, rất đều màu. Và vì có lưu huỳnh nên nó sẽ có vị chua. Những dạng này không nên mua vì chất lượng rất thấp.

Vì sao ư?
Vì sao ư?

Bên cạnh đó, cộng đồng mạng tại Trung Quốc còn chia sẻ rằng khi mua kỷ tử, bạn cũng cần chú ý xem nó có bị mốc không vì nếu nó bị mốc thì nó sẽ sinh ra độc tố có thể gây chết người.

Ai không nên dùng kỷ tử?

Kỷ tử giúp bổ mắt, giảm cận thị, lão thị, mỏi mắt… và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, kỷ tử còn giúp tăng cường sinh lý, đặc biệt là sinh lý nữ. Vì vậy, nó được nhiều người ưa dùng, nhất là những người có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch thấp và cơ thể suy nhược.

Tuy nhiên, nhiều người lại bị viêm loét miệng, sưng nướu, nhức răng… sau khi ăn kỷ tử. Đó là vì kỷ tử có tính chất bổ và nóng, vì vậy, nếu ăn vào thì dễ sinh nhiệt.

Để an toàn, bạn chỉ nên ăn một lượng thật nhỏ (dưới 5 trái/ ngày). Với trường hợp bị bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng nhiều hơn một chút tùy vào thể trạng của bạn.

Không chỉ thế, những người cơ thể đang bị nhiệt, cao huyết áp, nóng nảy… cũng không nên ăn kỷ tử vì nó sẽ làm cho tình trạng xấu hơn (kỷ tử bồi bổ cơ thể nhưng cũng đồng thời làm ấm cơ thể, vì vậy, nó không hợp với những người cơ địa nhiệt ẩm, có đàm, đàm thấp thì huyết áp cao, dễ cáu gắt, mặt hay đỏ bừng…).

Ai không nên dùng kỷ tử?
Ai không nên dùng kỷ tử?

Vào mùa hè nắng nóng, những người dạ dày yếu, khó tiêu… không nên ăn kỷ tử vì nếu ăn thì sẽ gây chán ăn, ợ chua, đầy bụng…

Người bị cường dương không nên dùng kỷ tử vì vị thuốc này làm hưng phấn thần kinh, tăng cường chức năng tình dục.

Người bị tiểu đường cũng không nên ăn kỷ tử vì kỷ tử chứa nhiều đường.

Xem thêm: Thịt vịt kỵ với gì?

Cách tốt nhất để ăn kỷ tử

Thường thì người ta dùng kỷ tử để pha trà.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả thì vào mùa đông, bạn nên nấu cháo kỷ tử với táo đỏ.

Vào mùa hè, bạn có thể pha trà uống hoặc đơn giản là ăn sống như vậy.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bạn đã biết được Kỷ tử kỵ gì? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *