Quả cọ có ăn được không? Quả cọ hoàn toàn có thể ăn sống được hoặc bạn cũng có thể làm dưa, kho cá. Quả cọ ăn sống có vị chát nhưng nếu biết cách chế biến lại có vị bùi bùi, béo ngậy.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Quả cọ có ăn được không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Tại Nam Định nhé

Quả cọ có ăn được không?

Quả cọ hoàn toàn có thể ăn sống được hoặc bạn cũng có thể làm dưa, kho cá. Quả cọ ăn sống có vị chát nhưng nếu biết cách chế biến lại có vị bùi bùi, béo ngậy.

Có thể thấy quả cọ hiện nay được sử dụng nhiều trong trong y học và công nghiệp. Quả cọ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau được nhiều người yêu thích.

Quả cọ có ăn được không?
Quả cọ có ăn được không?

Có nhiều loại cọ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cọ gai, khi chín gai có màu xanh tím, nhẵn bóng, phần thịt bên trong có màu vàng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị béo bùi xen lẫn vị chát.

Trong các loài cọ, cọ nếp hiện nay được xem là ngon nhất. Thịt quả khá dày và có màu vàng mật ong. Khi ăn trực tiếp, cọ nếp khá dẻo và dễ dính vào răng, bùi béo là đặc điểm của loại cọ nếp.

Xem thêm: Quả đu đủ đực có ăn được không?

Quả cọ là quả gì?

Quả cọ hay còn gọi là quả cọ dừa, là một loài thực vật thuộc họ Arecaceae, quả cọ thường được dùng để chiết xuất dầu. Hiện có 2 loại quả cọ là cọ nếp và cọ thường. Hương vị của hai loại quả này không khác nhau, chỉ khác ở độ mềm và dẻo của cùi.

Quả cọ bắt đầu chín vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Khi chín, quả cọ có màu xanh đậm và nâu bóng tròn, bên ngoài là lớp cùi dày chứa nhiều dầu, còn bên trong là nhân cọ. Vỏ quả cọ khi chuyển từ màu nâu sang đen có thể thu hái và làm nhiều món ăn ngon.

Thành phần dinh dưỡng của quả cọ

Hiện nay quả cọ được sử dụng nhiều làm món ăn nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Các thành phần dinh dưỡng phải kể đến như:

Vitamin E: Mỗi cây cọ chứa 70% vitamin E ở dạng tocotrienol, có hoạt tính sinh học cao gấp gần 60 lần vitamin E thông thường.

Thành phần dinh dưỡng của quả cọ
Thành phần dinh dưỡng của quả cọ

Vitamin A: Quả cọ cũng chứa nhiều vitamin A, hàm lượng tiền vitamin A cao gấp 15 lần cà rốt.

Chất béo: Chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

Quả cọ còn chứa các thành phần khác như: este (POE), axit lauric, capric, sqalene, phenolic, axit oleic, hydrogenated palm, elaeis guineensis, calo,…

Lợi ích của quả cọ

Quả cọ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể bạn chưa biết, đặc biệt là quả cọ có một số tác dụng đối với sức khỏe như:

Chống oxy hóa

Quả cọ chứa nhiều chất chống oxy hóa như squalene, axit phenolic, axit oleic da giúp chống lại những tổn thương bởi các gốc tự do từ đó mang lại hiệu quả làm đẹp da.

Chống oxy hóa
Chống oxy hóa

Kháng khuẩn tốt

Nhờ có axit lauric và capric trong quả cọ mà loại quả này có tính kháng khuẩn cao. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, quả cọ được sử dụng như một biện pháp kháng khuẩn, sát trùng cho người bệnh.

Tăng cường sức khỏe mắt

Quả cọ chứa lượng vitamin A gấp 15 lần cà rốt, đảm bảo cung cấp lượng vitamin A cực lớn cho cơ thể, vừa tăng cường sức khỏe vừa cải thiện thị lực cho đôi mắt.

Ổn định thần kinh

Quả cọ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, đảm bảo sự ổn định của hệ thần kinh và giữ huyết áp ở mức cân bằng.

Dùng làm thuốc

Quả cọ có vị ngọt, bùi béo và hơi chát, ngoài dùng làm thực phẩm, quả cọ còn dùng để ngâm rượu uống. Ăn quả cọ thường xuyên rất tốt cho người bị ung thư mũi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản.

Dùng làm thuốc
Dùng làm thuốc

Cách ăn quả cọ

Có nhiều cách chế biến khác nhau từ quả cọ như:

Quả cọ luộc

Rửa sạch, cạo sạch vỏ để bớt chát. Các bạn lưu ý khi luộc không nấu nước quá sôi, chỉ nên nấu ở khoảng 70 độ C và luộc khoảng 10 phút đến khi cọ chín là có thể ăn được.

Bánh dày cọ

Cọ nếp khi luộc có màu vàng đẹp mắt, ăn mềm và dẻo. Cọ nếp có thể dùng để làm bánh dày. Sau khi luộc cọ nếp thì bóc vỏ, nghiền nhuyễn để làm bánh dày. Đây được coi là nguyên liệu tạo nên hương vị đặc biệt cho món bánh này.

Xôi cọ

Cọ sau khi luộc có thể tách lấy phần thịt để làm xôi. Trộn thịt cọ với gạo nếp, thêm chút muối rồi cho vào nồi hấp giống như hấp xôi bình thường. Khi xôi chín, bạn có thể lấy ra và thưởng thức. Xôi cọ có hương vị béo bùi và dẻo của gạo nếp, chấm với muối mè sẽ rất ngon.

Quả cọ kho

Quả cọ còn được dùng để kho cá, kho thịt giúp loại bỏ mùi tanh của thịt cá, tạo hương vị đậm đà và béo ngậy cho món ăn.

Dưa cọ

Ngoài cách ăn quả cọ luộc hay chế biến thành xôi, bánh dày, loại quả này còn được làm dưa cọ ngày Tết. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị béo của quả cọ, có thể ăn với cơm hoặc ăn vặt.

Xem ngay: Quả bơ chưa chín có ăn được không?

Lưu ý khi dùng quả cọ làm món ăn

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng quả cọ:

Khi luộc quả cọ, bạn nên để nhiệt độ khoảng 80 độ C vì nếu nước quá nguội trái cọ sẽ chưa kịp chín, còn nước quá sôi sẽ làm quả cọ cứng lại và mất đi vị béo ngậy đặc trưng.

Với những quả cọ sau khi nấu chín mà thịt vẫn còn vết chân chim màu nâu đỏ nghĩa là quả bị sâu và hư, không nên ăn.

Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều quả cọ.

Người bị đầy bụng, khó tiêu cũng nên tránh ăn loại quả này.

Tiêu thụ quá nhiều quả cọ sẽ gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng như thận, gan và phổi. Sự tích tụ quá nhiều axit panmitic trong quả cọ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Tại Nam Định thì bạn đã biết được Quả cọ có ăn được không? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *