Cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định là: 

  • Sử dụng thuốc bôi. 
  • Nong bao quy đầu. 
  • Thực hiện cắt bao quy đầu. 

Bài viết hôm nay của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết hơn về từng Cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em. Cùng theo dõi nhé!

Cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em

Khi tiến hành thăm khám cho trẻ gặp vấn đề về viêm sưng bao quy đầu, các bác sĩ thường sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân được kết luận từ những xét nghiệm trước đó gây bệnh mà sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau. 

Sưng bao quy đầu do nhiễm khuẩn

Trường hợp sưng bao quy đầu do nhiễm vi khuẩn hiếu khí (điển hình là Streptococcus pyogenes và Staphylococcus), nếu tình trạng sưng nhẹ, cha mẹ có thể điều trị cho bé bằng cách bôi kem mupirocin 2% 3 lần/ngày liên tục trong 7 – 14 ngày.

Ngược lại, nếu tình trạng sưng nghiêm trọng hoặc bao quy đầu của bé quá hẹp không thể bôi thuốc, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh đường uống như cephalexin hoặc erythromycin dùng trong 7 ngày.

Trường hợp sưng bao quy đầu do nhiễm vi khuẩn kỵ khí nhẹ có thể sử dụng thuốc bôi metronidazol để điều trị. Nếu tình trạng sưng của trẻ nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng metronidazol bằng đường uống trong 7 ngày.

Sưng bao quy đầu do nấm

Nấm Candida albicans cũng là nguyên nhân phổ biến gây sưng bao quy đầu ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi bị viêm da tã lót.

Sưng bao quy đầu do nấm
Sưng bao quy đầu do nấm

Trong trường hợp này, thuốc kháng nấm bôi ngoài da như kem miconazol 0,25% sẽ là phương án bác sĩ có thể chỉ định. Sử dụng thuốc trong 7 ngày sau mỗi lần thay tã. Ngoài ra, cũng có thể dùng kem nystatin 3 lần/ngày trong 14 ngày.

Xem thêm: 181 Song Hào, Văn Miếu, TP.Nam Định, Nam Định

Sưng bao quy đầu do dị ứng

Nguyên nhân dị ứng có thể xuất phát từ xà phòng, sữa tắm mà phụ huynh đang sử dụng cho bé. Cha mẹ nên lựa chọn loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ em để hạn chế tình trạng sưng bao quy đầu cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng thêm hydrocortisone 1% bôi lên vùng da dị ứng của bé 2 lần/ngày trong 7 – 14 ngày để giảm thiểu sưng ngứa.

Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể xuất phát từ loại thuốc mà bé đang sử dụng. Biểu hiện thường thấy nhất là xuất hiện các mảng ban đỏ ở bao quy đầu có hình tròn, không sưng và sẫm màu hơn các vùng da khác.

Lúc này, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét ngừng sử dụng thuốc nếu cần thiết. Đồng thời có thể kết hợp thêm việc thoa hydrocortisone 1% 2 lần/ngày trong 7 – 14 ngày để giảm triệu chứng dị ứng.

Sưng bao quy đầu do dị ứng
Sưng bao quy đầu do dị ứng

Nong bao quy đầu

Nong tách bao quy đầu giúp bé vệ sinh bộ phận sinh dục của bản thân dễ dàng hơn, tránh được nguy cơ bị sưng bao quy đầu. Sau đây là các bước thực hiện mà cha mẹ có thể tham khảo để nong bao quy đầu giúp bé tại nhà dễ dàng hơn:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ khu vực bao quy đầu cho bé.
  • Bước 2: Bôi thuốc mỡ steroid lên vùng da quy đầu để làm mềm, giãn da đồng thời giúp tránh viêm nhiễm.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng kéo giãn bao quy đầu của bé về phía trước rồi từ từ lộn ngược ra sau một cách cẩn thận tránh làm bé đau.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong vài phút rồi nhẹ nhàng đưa bao quy đầu trở về vị trí ban đầu. Lặp lại quy trình này vài lần trong ngày và nên thực hiện trong lúc tắm sẽ hạn chế làm bé bị đau, khó chịu.

Xem thêm: Cắt bao quy đầu sau 10 ngày

Thực hiện cắt bao quy đầu

Một số trường hợp sưng bao quy đầu quá nặng, bác sĩ chỉ định phương pháp cắt bao quy đầu để hỗ trợ việc chữa trị. Hiện nay có nhiều phương pháp cắt bao quy đầu an toàn, hiệu quả cho trẻ em như: cắt bao quy đầu thủ công, cắt bằng máy Stapler và cách bao quy đầu bằng laser.

Thực hiện cắt bao quy đầu
Thực hiện cắt bao quy đầu

Trước khi tiến hành cắt bao quy đầu, cha mẹ cần thông báo với bác sĩ đầy đủ tiền sử bệnh của trẻ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào những thông tin thu thập được, kết hợp kết quả chẩn đoán và xét nghiệm bệnh, từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất cho trẻ.

Trẻ bị sưng bao quy đầu có nguy hiểm không?

Dù phần lớn các trường hợp sưng bao quy đầu ở trẻ em thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi nếu giữ vệ sinh tốt mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp sưng bao quy đầu kéo dài dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của trẻ. Một số biến chứng mà trẻ có thể gặp khi bị sưng bao quy đầu có thể nhắc đến như là.

Nhiễm trùng lan rộng

Sưng bao quy đầu gây ra lở loét, tổn thương cho cơ quan sinh dục của bé trai. Nếu không điều trị kịp thời, tác nhân gây bệnh có thể thông qua các miệng vết thương hoặc lỗ niệu đạo, đi ngược dòng nước tiểu để tấn công các cơ quan khác trong cơ thể. Những cơ quan có nguy cơ bị tổn thương như: niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt, thận, tinh hoàn.

Trẻ bị sưng bao quy đầu có nguy hiểm không?
Trẻ bị sưng bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hoại tử, ung thư dương vật

Trẻ bị sưng bao quy đầu không được điều trị đúng cách có thể khiến bệnh phát triển theo chiều hướng trầm trọng hơn, lâu dần sẽ hình thành lở loét, chảy máu. Lúc này, khu vực bị sưng viêm sẽ bị hoại tử hoặc hình thành khối u ác tính.

Vô sinh

Vi khuẩn gây viêm sưng bao quy đầu có thể xâm nhập vào tinh hoàn thông qua niệu đạo. Khi đó, chúng sẽ phá hủy cấu trúc tinh hoàn làm ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng, nghiêm trọng nhất là có nguy cơ khiến bé trai bị vô sinh khi trưởng thành.

Mong rằng, bài viết hôm nay của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết hơn về từng Cách chữa sưng bao quy đầu ở trẻ em. Cùng theo dõi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *